Thi công điện nước dân dụng là một phần không thể thiếu trong mỗi công trình. Ngoài một ngôi nhà đẹp về ngoại hình, sang về nội thất thì hơn hết cũng cần tiện nghi về công năng sử dụng. Trong đó, phần thi công điện nước có vai trò quan trọng, cung cấp không gian sống tiện nghi. Vậy quy trình thi công này thực hiện như thế nào , hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà Sen.V Design nhé!
1. Thi công điện
Thi công phần điện là quá trình xây dựng hệ thống điện trong nhà. Nhằm cung cấp nguồn điện cho các thiết bị và máy móc trong công trình. Quá trình này thường được chia thành 5 phần chính:
– Lắp đặt ống bảo vệ dây cáp điện âm tường và ống ngầm dưới đất, trunkinh, ladder, ống điện nổi.
– Lắp đặt cáp điện.
– Lắp đặt tủ điện, bảng điện.
– Lắp đặt thiết bị điện.
– Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu đấu điện, thử nghiệm, vận hành.
1.1. Lắp đặt ống bảo vệ dây cáp điện
Quá trình lắp đặt được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn IEC và hướng dẫn thiết kế. Sử dụng ống nhựa dẻo có khả năng chịu nhiệt, va chạm cơ khí, và dễ uốn cong theo yêu cầu. Các ống được chôn ngầm trong tường và sàn bê tông, còn ở các vị trí tầng kỹ thuật, ống được đặt nổi trên sàn kỹ thuật. Khi có một lớp sắt sàn, ống nhựa được đặt trên lớp sắt đó. Ở những vị trí có hai lớp sắt, ống nhựa được đặt giữa hai lớp sắt.
Đối với các vị trí ngã rẽ, ống được uốn cong bằng lo xo với bán kính từ 6-9 lần đường kính ống. Thuận tiện cho việc kéo dây và thay thế sau này. Không sử dụng co nối ở các vị trí ngã rẽ để tránh góc cua quá gắt làm ảnh hưởng đến việc kéo dây.
Mọi ngã rẽ từ 3 nhánh trở lên được thực hiện tại các vị trí box để thuận tiện cho việc kéo dây và kiểm tra sau này. Khi đặt ống ngầm và phải cắt nối, tất cả các đầu cắt đều được làm trơn trước khi nối để tránh xước dây khi luồn trong ống.
1.2. Lắp đặt cáp điện
Thi công điện ở khâu lắp đặt cáp điện là một quá trình quan trọng trong xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống điện của một công trình. Dưới đây là các bước lắp cáp điện
- Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra bản thiết kế, đọc và hiểu bản vẽ thiết kế điện. Bao gồm vị trí và loại cáp cần sử dụng. Từ đó xác định lộ trình đi cáp.
- Bước 2: Đo lường và cắt dây cáp, dùng công cụ đo để xác định độ dài cáp cần thiết cho mỗi đoạn. Sử dụng dụng cụ cắt cáp để cắt đoạn cáp với độ dài xác định.
- Bước 3: Thi công đường ống cáp, khâu này có thể phải đào rãnh hoặc đục tường để tạo lỗ để đặt cáp, đảm bảo lộ trình theo bản vẽ. Sau đó lắp đặt ống cáp vào rãnh hoặc lỗ. Đảm bảo ống được đặt một cách an toàn và chính xác.
- Bước 4: Lắp đặt cáp, sử dụng công cụ kéo cáp để đưa cáp qua ống hoặc lỗ đã chuẩn bị. Nối đầu cáp với ổ cắm hoặc thiết bị theo yêu cầu của bản vẽ.
- Bước 5: Kiểm tra và đánh giá độ dính và liên kết của cáp với ổ cắm hoặc thiết bị. Sử dụng thiết bị đo để kiểm tra độ dẫn điện của cáp và đảm bảo nó đáp ứng yêu cầu.
- Bước 6: Bảo dưỡng và đóng gói phần cáp và đầu cắm để đảm bảo độ tin cậy và an toàn. Có sự che chắn đối với các thiết bị điện.
- Bước 7: Lên hồ sơ và bản giao.
1.3. Thi công điện – lắp đặt tủ điện, bảng điện
Các tủ điện bao gồm tủ có bệ đỡ và tủ gắn tường. Quá trình lắp đặt tủ điện liên quan chặt chẽ đến công việc xây dựng. Trước khi hoàn thiện tường, việc định vị thanh sắt và tắc kê được thực hiện để chuẩn bị cho quá trình lắp đặt tủ sau này. Trên các tủ, bảng tên của các nhánh sẽ được đặt ra. Thuận tiện cho việc kiểm tra và vận hành sau này.công việc xây dựng.
Các thiết bị bên trong tủ điện được lắp đặt, đấu nối và điều chỉnh bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm ca. Sau đó sẽ được kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng và được đánh giá bởi các chuyên viên. Bản vẽ về kích thước và chi tiết của các thiết bị trong tủ sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi bắt đầu quá trình sản xuất và lắp đặt tủ. Quá trình chế tạo và lắp đặt tủ điện sẽ tuân thủ đúng quy định của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn IEC. Đảm bảo chất lượng và an toàn theo các yêu cầu đã đề ra.
1.4. Lắp đặt thiết bị điện
Quá trình lắp đặt các thiết bị điện bao gồm nhiều công đoạn và yêu cầu kiến thức chuyên sâu về hệ thống điện. Gồm: Lắp đặt ổ cắm và công tắc, đèn, đèn chùm, đèn trần, đèn tường, lắp đặt quạt điện, thiết bị điện gia dụng, lò nướng, tủ lạnh, hệ thống cảm biến ánh sáng, lắp đặt hệ thống camera an ninh, hệ thống điều hòa, bình nóng lạnh,…
Lưu ý rằng việc lắp đặt các thiết bị điện yêu cầu sự chuyên nghiệp và tuân thủ các quy tắc an toàn để đảm bảo hiệu suất và an toàn của hệ thống điện trong công trình. Trong quá trình thi công điện lắp các thiết bị, tránh làm dây đứt dây sứt vỏ nhựa bảo vệ. Khi lắp đặt đầy đủ các thiết bị điện phải tiến hành thử xông điện và kiểm tra sự hoạt động của toàn bộ hệ thống điện.
1.5. Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu đấu điện, thử nghiệm, vận hành
Công tác đấu nối được thực hiện bởi đội ngũ có kinh nghiệm và trình độ. Hiểu biết nhất định về điện để đảm bảo an toàn. Trước khi lắp đặt vào điểm nối của thiết bị, phần đầu ruột cáp được bấm đầu cốt. Trong trường hợp của các kết cấu điểm nối tại thiết bị công suất nhỏ. Không yêu cầu sử dụng đầu cốt. Trước khi tiến hành đấu nối, hãy check kỹ theo sơ đồ đấu nối và xác định điện thế sử dụng của thiết bị. Tránh lắp sai và có các sự cố không may xảy ra trong quá trình sử dụng.
2. Kỹ thuật thi công phần nước
Thi công phần nước rất quan trọng đối với công trình nó quyết định tới độ bền của công trình cũng như mọi tiện lợi trong quá trình sinh hoạt của người dùng. Việc sử dụng nước là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Giống như phần điện, khi thi công phần nước cần có bản vễ kỹ thuật. Bố trí đường ống và thiết bị ở các vị trí hợp lý nhất.
Để đảm được yếu tố này, trước hết bạn cần chú ý trong việc lựa chọn các đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín. Đội ngũ kiến trúc sư trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Cùng đội thợ thi công có chuyên môn và tay nghề cao để tránh những rủi ro không đáng có khi thi công điện nước.
Phần thi công này phải được thực hiện trước khi trát hoàn thiện tường. Sau khi lắp đặt xong, sẽ tiến hành thử áp lực cho từng tuyến ống và theo từng yêu cầu sử dụng cụ thể của tuyến ống theo thiết kế. Khi lắp đặt và thử áp lực xong toàn bộ hệ thống cấp nước. Nhà thầu sẽ tiến hành xúc xả, thau rửa đường ống.
3. Các bước trong quy trình thi công điện dân dụng
Quy trình thi công điện dân dụng thường bao gồm nhiều bước. Từ lên kế hoạch, thiết kế, đấu nối, đến kiểm tra và bảo trì. Dưới đây là một tóm tắt về các bước chính trong quy trình thi công điện dân dụng:
- Bước 1: Lên kế hoạch và thiết kế. Xác định yêu cầu của khách hàng và mục đích sử dụng hệ thống điện. Tạo kế hoạch thi công điện, bao gồm bố trí các ổ cắm, công tắc, đèn, và các thiết bị điện khác.
- Bước 2: Lập dự toán và xác định nguyên vật liệu
- Bước 3: Chuẩn bị công trình. Dọn dẹp khu vực làm việc và bảo đảm an toàn lao động.
- Bước 4: Lắp đặt theo bản vẽ.
- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh. Kiểm tra và điều chỉnh (nếu có) toàn bộ hệ thống điện để đảm bảo rằng mọi kết nối đều đúng và an toàn. đảm bảo rằng.
- Bước 6: Hoàn thiện và nghiệm thu.